Thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ giữa Việt Nam – Australia

Vào sáng ngày 8/3 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Canberra của Australia, trong khuôn khổ của chuyến thăm chính thức đến nước này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm và làm việc tại Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp của Khối Thịnh vượng chung (CSIRO).

CSIR được thành lập vào năm 1916 với mục tiêu thúc đẩy nghiên cứu khoa học để hỗ trợ các ngành công nghiệp quan trọng của Australia như nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác khoáng sản, sản xuất chế tạo… Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, CSIR đã phát triển mạnh mẽ và mở rộng các hoạt động nghiên cứu sang nhiều lĩnh vực mới như công nghiệp dệt may, vật liệu xây dựng, luyện kim, vật lý thiên văn, tài nguyên-môi trường… Năm 1949, CSIR đã chính thức đổi tên thành CSIRO (Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation) – Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối Thịnh vượng chung như hiện nay.

Hiện nay, CSIRO là một trong những tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ đa ngành lớn nhất trên thế giới, với hơn 5.500 nhân viên và 57 cơ sở trải rộng khắp Australia cùng các văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ, Chile, Pháp, Singapore, Indonesia và Việt Nam. Công ty đóng góp khoảng 4,5 tỷ đô la Australia cho nền kinh tế thông qua các hoạt động nghiên cứu và công nghệ.

CSIR được thành lập vào năm 1916 với mục đích thúc đẩy nghiên cứu khoa học để hỗ trợ các ngành công nghiệp quan trọng của Australia như nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác khoáng sản, sản xuất chế tạo… Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, CSIR đã phát triển mạnh mẽ và mở rộng các hoạt động nghiên cứu sang nhiều lĩnh vực mới như công nghiệp dệt may, vật liệu xây dựng, luyện kim, vật lý thiên văn, tài nguyên-môi trường… Năm 1949, CSIR đã chính thức đổi tên thành CSIRO (Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation) – Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối Thịnh vượng chung như hiện nay.

Hiện nay, CSIRO là một trong những tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ đa ngành lớn nhất trên thế giới, với hơn 5.500 nhân viên và 57 cơ sở trải rộng khắp Australia cùng các văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ, Chile, Pháp, Singapore, Indonesia và Việt Nam. Công ty đóng góp khoảng 4,5 tỷ đô la Australia cho nền kinh tế thông qua các hoạt động nghiên cứu và công nghệ.

Hoạt động của CSIRO được chia thành ba mảng chính. Thứ nhất là nghiên cứu khoa học trong 8 lĩnh vực như nông nghiệp và thực phẩm, năng lượng, tài nguyên đất và nước, công nghệ chế tạo, y tế và an ninh sinh học, thăm dò khoáng sản, khoa học đại dương và khí quyển, khoa học dữ liệu. Thứ hai là quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu và bảo tồn sinh học. Thứ ba là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho công nghiệp, chính phủ và cộng đồng thông qua đào tạo, xuất bản, các công nghệ về cơ sở hạ tầng và các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp.

Gần đây, Việt Nam và Australia đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện và xác định các chương trình hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là trụ cột trong quan hệ hai nước. Chính phủ Australia cam kết tăng cường kết nối hợp tác khoa học công nghệ giữa hai nước bằng các dự án cụ thể, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Tại buổi làm việc, hai bên đã ký kết thỏa thuận hỗ trợ hợp tác nghiên cứu giữa các tổ chức nghiên cứu Việt Nam và Australia trong các lĩnh vực mà CSIRO có thế mạnh như nông nghiệp và thực phẩm, y tế và an ninh sinh học, năng lượng, tài nguyên đất và nước, công nghệ chế tạo, thăm dò khoáng sản, khoa học đại dương và khí quyển, công nghệ thông tin và dữ liệu. Trong đó có các chương trình hợp tác khoa học công nghệ tiêu biểu như chương trình phát triển bền vững ngành sản xuất tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long, chấm dứt rác thải nhựa, công nghệ quan sát bằng vệ tinh, chương trình nghiên cứu y tế phục vụ chữa trị ung thư.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ ấn tượng chứng kiến các kết quả hợp tác giữa CSIRO và Việt Nam, chúc mừng CSIRO đã có nhiều nghiên cứu có giá trị cao, đóng góp cho Australia nói riêng và thế giới nói chung. Thủ tướng nhấn mạnh rằng CSIRO đang đi đúng hướng phát triển trong các lĩnh vực như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chống biến đổi khí hậu, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nông nghiệp… phù hợp với các chính sách phát triển của Việt Nam. Ông cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của hợp tác giữa các quốc gia trong bối cảnh thế giới đang trải qua nhiều biến động, đặc biệt về mặt kinh tế và an ninh.

Cảm ơn bạn đã đọc bài tổng hợp của ISAO

Nguồn: sohuutritue.net.vn