Nguyên nhân nào khiến Hà Nội lần thứ 2 nằm trong top các Thủ đô khó mua nhà nhất thế giới

NetCredit, một nền tảng thuộc công ty công nghệ Enova International (Mỹ), vừa công bố danh sách “những thủ đô khó mua nhà nhất thế giới”. Đáng chú ý, Hà Nội đã xuất hiện lần thứ 2 trong danh sách này, thể hiện giá căn hộ ở đây được các tổ chức trong nước công bố có giá thành “đắt đỏ”.

“Theo nghiên cứu về thị trường bất động sản của NetCredit, nền tảng thuộc công ty công nghệ Enova International (có giá trị vốn hóa hơn 1,5 tỷ USD tại Mỹ), Hà Nội lần thứ 2 xuất hiện trong danh sách các thủ đô khó mua nhà nhất thế giới. Nghiên cứu này dựa trên hơn 800.000 tin đăng bán nhà tại 73 thành phố là thủ đô của các nước trên thế giới trong khoảng một năm từ tháng 10/2021 đến tháng 10/2022. Dữ liệu được so sánh với các báo cáo về thị trường nhà đất tại từng quốc gia. Đến đầu năm 2024, theo nghiên cứu mới nhất của NetCredit, Hà Nội vẫn nằm trong danh sách những thủ đô khó mua nhà nhất thế giới. Giá một căn nhà chung cư tại nội thành Hà Nội đã tăng 77% trong năm qua, tương đương với 45 năm thu nhập bình quân của người lao động.

Dữ liệu từ các tổ chức trong nước cũng cho thấy giá căn hộ tại Hà Nội liên tục tăng cao trong những năm gần đây. Báo cáo thị trường nhà ở và bất động sản quý 4/2023 của Bộ Xây dựng chỉ ra rằng, mặc dù nhiều phân khúc thị trường bất động sản giảm giá và đóng cửa, giá căn hộ chung cư tại Hà Nội vẫn duy trì xu hướng tăng giá.

Hiện nay, giá trung bình của căn hộ chung cư tại Hà Nội là khoảng 53 triệu đồng/m2, với nhiều dự án ghi nhận mức tăng giá từ 3,5-4%. Trong năm 2024, dự kiến phân khúc căn hộ chung cư sẽ tiếp tục trở nên “nóng hơn” với mức tăng giá dự kiến từ 3-8%, do nguồn cung khan hiếm và nhu cầu mua nhà lớn từ phía người dân.

Bộ Xây dựng đánh giá rằng khó khăn trong việc giải quyết tình trạng giá nhà chung cư không phù hợp với thu nhập của người dân. Với tốc độ gia tăng dân số và nhu cầu nhà ở, cả nước cần tăng thêm khoảng 70 triệu mét vuông nhà ở đô thị mỗi năm để đáp ứng nhu cầu của các hộ gia đình mới. Tuy nhiên, nguồn cung hiện tại không đủ để đáp ứng kịp thời, và sự mua bán lại của một số nhà đầu tư trên thị trường thứ cấp đang làm tăng giá nhà mà không có động lực thực.

Với tình hình giá nhà chung cư tiếp tục tăng cao, nhiều người dân đang phải tìm cách xoay sở bằng cách vay mượn để mua nhà hoặc chuyển sang thuê nhà.

Nghiên cứu của Savills Việt Nam cho thấy năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội đạt 150 triệu đồng/người. So với năm 2019, mức tăng trưởng trung bình thu nhập là 6%/năm. Trong khi đó, mức giá bán trung bình của các căn hộ mở bán mới tại Hà Nội đạt khoảng gần 51 triệu đồng/m2, tăng 14% mỗi năm. Như vậy, việc tăng giá nhà đang cao hơn gấp đôi mức tăng thu nhập trung bình của người dân Thủ đô.

Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao, bộ phận nghiên cứu và tư vấn, Savills Hà Nội, cho rằng có sự mất kết nối giữa nguồn cung và nguồn cầu ở Hà Nội, đặc biệt là nhà ở bình dân. Đường sắt đô thị và đường vành đai khi hoàn thành sẽ đẩy nhanh quá trình dịch chuyển ra ngoài trung tâm.

Theo ông Nguyễn Văn Khôi – Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VNREA), mức lãi suất cho vay nhà ở thương mại có giá phù hợp với thu nhập là dưới 7%/năm. Lãi suất cho vay với doanh nghiệp làm nhà ở xã hội kiến nghị dưới 6%/năm và với người mua nhà ở xã hội dưới 4,5%/năm. Với mức lãi suất thấp này, sức mua trên thị trường sẽ được cải thiện.

Để giảm khó khăn cho người mua nhà, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam (HoREA) cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét mở rộng hơn một số đối tượng được vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng bao gồm chủ đầu tư và người mua nhà thuộc các dự án nhà ở thương mại có giá bán không vượt quá 3 tỷ đồng/căn và có ưu tiên cho người mua căn nhà đầu tiên. Bởi vì, người mua nhà ở thời điểm hiện tại không cần mức lãi suất quá thấp mà quan trọng nhất, mức lãi suất đó phải hợp lý và ổn định. Cảm ơn bạn đã đọc bài tổng hợp của ISAO

Nguồn: sohuutritue.net.vn