Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường số

Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên vừa diễn ra tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tập trung thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến sở hữu trí tuệ, đặc biệt là việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh của cuộc cách mạng số hiện nay.

Do sự phát triển không ngừng của tài nguyên thông tin trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, nguồn thông tin này đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động học tập, nghiên cứu và đổi mới. Ở Việt Nam, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia đóng vai trò hàng đầu trong việc cung cấp thông tin này cho cả cộng đồng. Mặc dù vậy, nhiều người cho rằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ của cục này chưa đảm bảo, đặc biệt là trong bối cảnh phát triển của hệ thống sở hữu trí tuệ liên quan đến việc chuyển đổi số và xu hướng truy cập mở tài nguyên thông tin.

Thực trạng thực hành chính sách phát triển nguồn tin KH&CN tại Cục TTKH&CNQG

Trong phần thảo luận, nhóm tác giả đã điểm qua các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng thực hiện chính sách hiện nay. Điều này bao gồm sự đảm bảo nguồn nhân lực và sự hỗ trợ từ chính sách, cung cấp cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin, và đảm bảo nguồn tài chính đầy đủ cho các hoạt động như mua CSDL KH&CN, phát triển nguồn nhân lực, nâng cấp cơ sở vật chất, và chuyển đổi số. Tuy nhiên, mặc dù CSDL KH&CN được trang bị đầy đủ và chất lượng, cả trong và ngoài nước, nhưng vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. Chúng chỉ tập trung vào việc cung cấp thông tin mà chưa có biện pháp truyền thông và quảng bá để tăng cường khả năng tiếp cận cho người dùng.

Đặc biệt, đối với vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường số hiện nay, dữ liệu đang được số hóa toàn bộ, ngoại trừ các văn bản đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, 70,6% số người được khảo sát cho biết họ không thể truy cập thông tin, mặc dù đã tìm thấy thông tin và đăng ký thành viên đặc biệt. Các biện pháp công nghệ đã được áp dụng để giảm thiểu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường số. Tuy nhiên, mô hình hoạt động thông tin vẫn chưa được tối ưu, vẫn còn đơn giản và chưa tập trung vào nguyên lý “thị trường keo” mà chỉ tập trung vào việc cung cấp thông tin, chưa đáp ứng đủ nhu cầu và yêu cầu của người sử dụng thông tin khoa học và công nghệ.

Các vấn đề và nguyên nhân dẫn đến thực trạng thực hành chính sách

Trong chuyên đề, ba vấn đề chính vẫn còn tồn tại trong việc thực hiện chính sách phát triển nguồn thông tin khoa học và công nghệ tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia. Thứ nhất là vấn đề về nguồn lực, có đủ nguồn lực về nhân lực và vật lực nhưng chưa được sử dụng một cách hiệu quả. Thứ hai, vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường số vẫn còn hiện tượng nghiên cứu trùng lặp do không tiết lộ CSDL, gây lãng phí ngân sách Nhà nước. Cuối cùng là mô hình hoạt động chưa được tối ưu, dẫn đến không đảm bảo khả năng tiếp cận của người dùng thông tin khoa học và công nghệ.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng và vấn đề được đề cập trong chuyên đề là mâu thuẫn cân bằng lợi ích. Có sự hạn chế đối với quyền truy cập vào CSDL về các đề tài khoa học do Nhà nước đảm nhiệm nhằm bảo mật các thông tin có giá trị, thông tin này đã được đầu tư hàng trăm đến vài tỉ đồng. Bên cạnh đó, mô hình hoạt động chưa linh hoạt với các điều kiện mới, các thiết chế chưa đồng bộ với thực tiễn.

Đề xuất khung đánh giá khả năng truy cập mở nguồn tin khoa học và công nghệ

Tại hội thảo, nhóm đã đề xuất các giải pháp để khắc phục những vấn đề còn tồn đọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường số. Đầu tiên là mở hoàn toàn quyền truy cập (hoặc toàn văn) đối với một số đề tài không có giá trị cạnh tranh trực tiếp, nhưng có thể phục vụ tham khảo, học tập, nghiên cứu khoa học và đổi mới. Thứ hai, là cân bằng lợi ích giữa Nhà nước và người sử dụng thông tin khoa học và công nghệ. Cuối cùng, đề xuất một mô hình hoạt động thông tin mới gắn với thị trường.

Các yếu tố được thao tác cho thông tin bao gồm phân loại theo mục đích nghiên cứu, phân loại theo khả năng thương mại hóa và phân loại theo tính bảo mật. Đối với người dùng thông tin, các yếu tố bao gồm thẩm quyền và mục đích tiếp cận nguồn tin.

Các đề xuất mong muốn bổ sung nguồn tin chất lượng phục vụ cộng đồng, đảm bảo không lãng phí ngân sách Nhà nước và giảm thiểu nghiên cứu trùng lặp. Một mô hình hoạt động mới cũng được đề xuất, gắn việc cung cấp thông tin với thị hiếu và tăng cường tiếp cận cho nhiều đối tượng sử dụng thông tin nhất có thể, cũng như làm cho việc sử dụng nguồn tin trở nên thuận tiện. Điều này sẽ thúc đẩy hoạt động học tập, nghiên cứu và đổi mới phát triển.

Dựa trên việc nhận diện và đánh giá thực trạng tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, nhóm tác giả đã chứng minh giả thuyết nghiên cứu phù hợp với thực tiễn. Dựa trên việc nhận diện nguyên nhân của các vấn đề hiện đang tồn tại, nhóm đã xác định rằng vấn đề trọng tâm là CSDL về các đề tài nghiên cứu khoa học do Nhà nước đảm nhiệm bị hạn chế quyền truy cập hoàn toàn. Đề xuất giải pháp xây dựng khung đánh giá khả năng truy cập mở đối với nguồn tin khoa học và công nghệ để phân loại và lập danh sách các đề tài có thể mở quyền truy cập, phục vụ cộng đồng, thúc đẩy hoạt động học tập, nghiên cứu và đổi mới phát triển.

Cảm ơn bạn đã đọc bài tổng hợp của ISAO

Nguồn: sohuutritue.net.vn